1.Giàu Sang,Thành Đạt cần phải có Tình Thương(TVHS)-2.Slow Dance-3.Chùa Thày(Wikipedia)-4.Lời Phật dạy về Thời gian và Nghiệp báo

Sự Giầu Sang, Thành Đạt Cần Phải Có Tình Thương
Nguồn:Thư Viện Hoa Sen-03/26/2014- Tác giả : Thích Đạt Ma Phổ Giác

SỰ GIÀU SANG, THÀNH ĐẠT
CẦN PHẢI CÓ TÌNH THƯƠNG
Thích Đạt Ma Phổ Giác

Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết. Một người phụ nữ khi bước ra khỏi nhà thì…… nhìn thấy 3 ông già đang ngồi phía trước hành lang của nhà mình. Người phụ nữ liền cung kính chào 3 cụ già và niềm nở mời các cụ vào nhà nghỉ để dùng trà nước. Một trong 3 cụ lên tiếng hỏi: “Có ông chủ ở nhà không thưa cô?” – “Dạ thưa không, chồng con đi làm chưa về.” – “Thế thì chúng tôi không thể vào nhà của cô lúc này được.”

Đến chiều, người chồng đi làm về thấy 3 ông cụ ngồi phía trước hành lang của nhà mình, người chồng liền thưa hỏi và mời 3 cụ vào nhà nghỉ ngơi cho khỏe. Một ông cụ lên tiếng nói: “Cả ba chúng tôi không thể vào nhà cùng một lúc, mong anh thông cảm!” Người chồng ngạc nhiên hỏi sao có chuyện lạ đời như vậy. Một cụ già trả lời: “Cụ ông mặc áo xanh tên là Giàu Sang, cụ mặc áo trắng tên là Thành Đạt, còn lão già đây tên là Tình Thương. Thôi, anh hãy vào nhà bàn lại với gia đình xem nên mời ai trước!”

Người chồng vào nhà và kể cho vợ nghe câu chuyện như trên. Cô vợ liền nói: “Vậy thì chúng ta mời cụ Giàu Sang vào nhà trước đi! Cụ là điềm lành tối thượng đem phước điền đến với gia đình chúng ta, cụ sẽ đem lại cho chúng ta tài lộc đầy đủ, sung túc và dồi dào.” Nhưng người chồng lại không đồng ý, anh cho rằng họ nên mời cụ ông Thành Đạt vào nhà trước vì như vậy họ sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người tôn trọng, kính nể. Hai vợ chồng cứ thế mà tranh cãi, ai cũng cho quyết định của mình là đúng nên giành phần chọn lựa về mình. Đứa con gái nãy giờ đứng yên nghe cha mẹ chọn lựa liền nói nhỏ nhẹ: “Dạ thưa ba mẹ, tại sao chúng ta không mời ông già Tình Thương vào nhà trước đi. Chắc chắn nhà mình sẽ tràn ngập tình thương yêu chân thật bằng trái tim hiểu biết và ông già Tình Thương sẽ cho gia đình chúng ta thật nhiều niềm an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.” Nghe đứa con gái nói vậy, hai vợ chồng cảm thấy có lý nên quyết định cho mời ông già Tình Thương vào trước.

Lúc này, người vợ mới bước ra cửa và nói rằng: “Gia đình chúng con xin hân hạnh mời cụ Tình Thương vào nhà trước!” Cụ già Tình Thương chậm rãi bước vào nhà rồi 2 cụ kia cũng từ từ bước vào sau. Cả gia đình đều ngạc nhiên khi thấy 3 cụ vào nhà cùng một lúc nên mới hỏi nguyên nhân, cớ sự vì sao có chuyện như vậy. Khi ấy, cả hai cụ Giàu Sang và Thành Đạt đồng trả lời: “Nếu cô mời cụ Giàu Sang hay Thành Đạt vào nhà trước thì chỉ một trong hai chúng tôi vào nhà được thôi, nhưng vì cô mời ông già Tình Thương nên cả hai chúng tôi cũng phải vào theo bởi vì ở đâu có tình thương là ở đó sẽ có giàu sang và thành đạt.”

Câu chuyện ngụ ngôn trên là một triết lý sâu sắc nhằm nhắc nhở chúng ta phải biết sống thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống bởi sự giàu sang và thành đạt của chính mình là nhờ sự hỗ trợ của rất nhiều người khác. Ta không làm ruộng nhưng vẫn có gạo nấu, ta không trồng hoa màu hay chăn nuôi nhưng vẫn có thức ăn, ta không dệt vải nhưng vẫn có quần áo để mặc, cũng tương tự như thế tất cả mọi hiện tượng sự vật trên thế gian này luôn nương nhờ vào nhau theo nguyên lý duyên sinh mới bảo tồn sự sống. Chính vì vậy, nơi nào có tình thương là nơi đó có tất cả niềm an vui, hạnh phúc bởi sự san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống.

Nhiều cuộc khảo sát gần đây cho thấy sở dĩ nhiều người giàu là do họ biết cách đầu tư phù hợp với sở thích con người, họ siêng năng tinh cần và biết tiết kiệm. Chúng ta luôn phải khát khao để vươn lên trong cuộc sống và học cách để thành công, phấn đấu để cạnh tranh với những người đã thành công. Một nhà đầu tư giỏi phải biết định hướng kế hoạch rồi sau đó mới làm mọi thứ trong khả năng của mình để phát triển và duy trì kế hoạch đó.

Cuộc sống của chúng ta là một cuộc hành trình được bắt đầu bằng một tấm bản đồ. Mỗi người sẽ có một tấm bản đồ của riêng mình để giúp bản thân có thể đi một mình hoặc đi cùng với nhiều người khác. Chắc chắn trên con đường chúng ta đang đi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, gian nan và trắc trở, chúng ta mỗi người phải học cách đứng lên. Nếu trong suốt cuộc hành trình ta bị vấp ngã hay bị sự phản kháng của nhiều thế lực thì ta phải làm chủ bản thân để vươn lên mà thành tựu sự nghiệp.

Sự thành công của nhiều người là kết quả của cả một quá trình rèn luyện gian khổ, kiên trì, bền bỉ nhờ sức mạnh ý chí. Ai cũng phải cố gắng duy trì, luyện tập để có được sự chịu đựng trong mọi gian nan, thử thách. Chúng ta sẽ phải rèn luyện để vượt qua sự lười biếng và thái độ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Chúng ta hãy sống như một đứa trẻ luôn tò mò tìm tòi, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống quanh ta hằng ngày.

Ta luôn sợ thất bại, mong được thành công, sợ dốt nát-nghèo hèn. Nếu chúng ta không đủ niềm tin, không tin sâu nhân quả thì ta sẽ không bao giờ trốn thoát khỏi bất an, lo lắng và sợ hãi. Chính vì vậy, chúng ta phải học cách đối mặt với nó để nhận diện được sự thật của cuộc đời. Nhờ vậy, ta vững lòng tin hơn, mạnh mẽ hơn, tự tin hơn vì biết chính mình là chủ nhân ông của bao điều họa phúc.

Từ khi xã hội loài người được phát triển và tiến bộ theo thời gian nhờ biết phát huy vai trò dân chủ, ai cũng muốn mình nhanh chóng thành đạt, có địa vị cao, được nhiều người trọng vọng và ngưỡng mộ tài năng. Trong sự thành đạt may mắn chỉ là một yếu tố nhỏ, phần lớn bởi sự cố gắng và nỗ lực, siêng năng tinh cần từ chính bản thân họ.

Thời gian làm việc từ người lãnh đạo tối cao cho đến người dân bần cùng đều có 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày như nhau. Điều quan trọng hơn hết là chúng ta biết cách sử dụng thời gian như thế nào cho hợp lý. Có người dùng nó chỉ để ngủ nghỉ, vui chơi cả ngày hoặc chỉ ngồi lê đôi mách hay tán gẫu chuyện đời phải quấy, đúng sai. Đối với những người này cuộc sống của họ hầu như không có sự đóng góp, họ chỉ sống lơ là qua ngày tháng chứ không có sự cầu tiến. Tuy nhiên, cũng với ngần ấy thời gian, nhiều người lại biết sử dụng một cách có logic và nhiệt tình, hăng hái, không nề hà sự gian nan, khó khổ để đạt được ước mơ và mục đích của mình. Họ chính là những người dễ dàng, nhanh chóng đạt được thành công như ý muốn. Chính vì vậy, làm việc có kế hoạch và kiên trì, bền chí, chịu khó, chịu khổ chính là bí quyết mau dẫn đến thành đạt.

Sự thay đổi quá nhanh của đất nước ta hiện nay làm cho con người tất bật, hối hả, vội vã nên rất nhiều người bị công ăn việc làm chi phối hoàn toàn. Nhiều người không hiểu cứ nghĩ thành công là đạt được mục đích giàu có, danh vọng, uy quyền và thế lực, nhưng sự thành đạt là chúng ta biết cách dung hòa đời sống gia đình và xã hội. Thế cho nên, nếu chúng ta đã có việc làm ổn định thì hãy dành chút thời gian của mình nhiều hơn nữa cho tình yêu, gia đình và bè bạn.

Sức khỏe chính là một trong những thứ tài sản quý giá nhất mà ít ai quan tâm đến, khi mất đi rồi chúng ta mới cảm thấy tiếc nuối. Khi còn khỏe mạnh nhiều người thường lạm dụng sức khỏe một cách quá đáng. Lười vận động, ăn uống thất thường hoặc làm việc quá sức đều là những nguyên nhân gây ra các chứng bệnh như đau bao tử, béo phì, stress, suy nhược cơ thể…

Cơ thể của chúng ta là thánh địa cao quý nhất, nó giúp ta cân bằng giá trị cuộc sống với đôi bàn tay và khối óc. Chúng ta hãy biết cách điều hòa để bảo tồn nó mà làm những việc có ích lợi. Giữ cho cơ thể lành mạnh và tâm tư được trong sáng là bí quyết dẫn đến thành công và thành đạt. Cho nên, là người Phật tử chân chính chúng ta phải chú trọng đến sức khỏe ngay khi còn đang khỏe mạnh, đó chính là bí quyết để dẫn đến thành đạt. Ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực, thường xuyên tập thể dục và sinh hoạt, vui chơi giải trí hài hòa sẽ giúp chúng ta sống lạc quan, yêu đời hơn.

Một trong những bí quyết thành đạt trong cuộc sống là chúng ta phải biết cách làm chủ bản thân. Nhiều người có thói quen hay đổ thừa cho số phận nên ít khi nào họ tự suy xét, tìm tòi để giải quyết những mâu thuẫn khó khăn trong cuộc sống. Họ cứ cầu mong, chờ đợi, dựa vào đấng bề trên ra tay cứu giúp. Họ ỷ lại và cầu cạnh, nhờ vã vào người khác. Chính vì vậy, yếu tố cần thiết để được thành đạt là chúng ta luôn tích cực lạc quan trước mọi vấn đề. Chúng ta hãy nên đối diện với khó khăn để tìm ra giải pháp, đó chính là một trong những yếu tố dẫn đến thành đạt. Người bi quan thường chán nản khi gặp thất bại, họ hay chùn bước và thối lui. Người lạc quan luôn suy nghĩ tích cực và cố gắng bền chí duy trì nên sẽ vượt qua khó khăn để vươn lên sự thành đạt.

Tiền bạc rất cần thiết và quan trọng, nếu thiếu nó ta không thể bảo tồn mạng sống nhưng tiền bạc không phải là tất cả. Chúng ta làm ra tiền để phục vụ những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống chứ không phải làm nô lệ cho tiền bạc. Người thành đạt có khi không nhất thiết phải là một tỉ phú mà là người thành công trên con đường sự nghiệp của mình và biết cách làm chủ bản thân, dung hòa cuộc sống. Chúng ta nên nhớ, tiền bạc chỉ là kết quả do mình làm ra, nó giúp cho ta được tiện nghi vật chất đủ đầy chứ không phải là mục đích chính của cuộc sống.

Đa số chúng ta ai cũng nghĩ có thật nhiều tiền bạc và của cải là hạnh phúc. Đó là điều lầm lẫn quá lớn của nhân loại nên khi có quyền lực trong tay thì con người tìm cách vơ vét, gom góp về cho riêng mình nhưng tiền bạc làm ra từ sự phi pháp rất khó mà tồn tại. Khi có nhiều tiền thì phải hưởng thụ, vui chơi trác táng nên dễ dẫn đến sa đọa làm mình và người đau khổ, làm mất hạnh phúc gia đình và gây tác hại xấu đến xã hội. Thường con người hay nói “đồng tiền đi liền khúc ruột”, nếu chúng ta chi ra một số tiền nhỏ vào một việc có ích mà vẫn xót xa, đau lòng thì ta chưa biết mở rộng tấm lòng nhân ái. Nếu chúng ta giàu có và thành đạt mà không dám đóng góp vào việc có ích cho nhân loại thì ta đã đánh mất đi tình người trong cuộc sống. Tiền bạc chính là người đầy tớ tốt khi ta biết cách làm chủ trong việc chi tiêu hằng ngày, biết mở rộng tấm lòng nhân ái để giúp ích cho mọi người khi cần thiết.

Tiền bạc nói cho cùng cũng chỉ là phương tiện để trao đổi hài hòa các nhu cầu cần thiết trong xã hội. Nếu ta không biết dùng tiền đúng chỗ, đúng nơi mà hoang phí một cách vô bổ để phục vụ cho cá nhân và cộng đồng xã hội thì tiền bạc đó trở thành vô nghĩa. Sự giàu có nhằm để cải thiện đời sống cho chính mình, đem đến sự sung túc-đủ đầy về vật chất, tạo dựng hạnh phúc gia đình, cơm no áo ấm và còn mở rộng tấm lòng để chia vui sớt khổ làm vơi bớt nổi đau bất hạnh.

Trong cuộc sống với bồn bề công việc ai cũng lo phải làm sao để được giàu sang và thành đạt mà quên đi yếu tố tình thương yêu nhân loại. Tình thương yêu chân thật xuất phát từ đâu? Và con người sẽ sống ra sao khi chúng ta chỉ đến với nhau bằng sự tham lam, ích kỷ, ganh ghét, tật đố và thù hận? Chính vì thế, tình thương yêu chân thật là hạnh phúc của con người, là ước mơ và khát vọng của nhân loại.

Tình thương không chỉ đơn thuần là một thứ tình cảm mà chúng ta thường dành cho nhau qua mối quan hệ trong cuộc sống, bởi nó phát xuất từ tình cảm cá nhân được gói gọn trong phạm vi gia đình người thân. Cuộc sống ngày nay với bộn bề công việc làm con người sống hối hả, vội vã với bao nỗi bất an, lo lắng và sợ hãi nên tình thương yêu chân thật không còn giữ đúng ý nghĩa của nó.

Tình yêu thương chân thật không đòi hỏi chúng ta phải giàu có, thành đạt mà nó cần chúng ta ở tấm lòng biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ mọi người khi cần thiết dù chỉ là những thứ nhỏ nhặt nhất. Tình thương không chỉ giúp con người có thêm sức mạnh để tiến xa hơn trong cuộc sống mà còn giúp con người có sự bao dung và độ lượng, an ủi và sẻ chia, cảm thông và tha thứ với tấm lòng vô ngã, vị tha. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết quan tâm giúp đỡ mọi người nhiều hơn nữa khi cần thiết như giúp một cụ già băng qua đường, nhịn một chút phần quà sáng để giúp các em học sinh nghèo… Thế gian này sẽ là thiên đường của hạnh phúc khi con người sống có tình yêu thương chân thật.

Trong mối tương quan của cuộc sống, người bạn tốt nhất của chúng ta có thể một ngày nào đó sẽ trở thành kẻ thù quay lại tìm cách hãm hại ta vì quyền lợi của chính họ. Khi ta giàu có và thành đạt thì nhiều bạn bè đến tán thán, chúc tụng, mong được giúp đỡ nhằm kiếm chút công danh sự nghiệp. Đến khi ta hết thời lỡ vận, sự nghiệp mất hết, danh vọng tiêu tan, quả xấu ập đến thì chỉ còn mình ta gánh chịu. Cuộc sống này nếu không có tình yêu thương chân thật thì con người sẽ tàn phá, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên và làm tổn thương nặng nề đến muôn loài vật.

Cha mẹ lúc nào cũng thương yêu nuôi dưỡng, lo lắng bảo vệ con cái để mong con mình sau này giàu có, thành đạt với tình yêu thương chân thật. Tuy nhiên, chúng ta có thể phủi sạch ơn nghĩa đó vì sự tham lam và ích kỷ. Chính vì vậy mà cha giết con, vợ giết chồng, anh em giết hại lẫn nhau vì tranh chấp tài sản từ những quyền lợi riêng tư của cá nhân mình. Con người ngày càng xa dần nếp sống đạo đức tâm linh cũng chỉ vì không tin sâu nhân quả, dẫn đến không có sự cảm thông với nhau mà đánh mất chính mình.

Gia đình người thân là những người gần gũi, thương yêu nhất của chúng ta. Những người này ta có thể gửi gắm hết công danh sự nghiệp để giữ gìn hạnh phúc nhưng họ có thể trở thành kẻ phản bội và đánh mất đi phẩm chất cao quý vì quyền lợi riêng tư bởi lòng tham lam, ích kỷ.

Tiền bạc là vật vô tri do con người tạo ra bằng mồ hôi và sức lực của chính mình nhưng nó sẽ mất đi khi ta không biết cách làm chủ trong tiêu xài. Nó sẽ làm cho ta khốn đốn, khổ đau đúng vào lúc ta rất cần đến nó. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi lòng tham muốn quá đáng sẽ khiến ta hành động trong mê muội.

Khi ta thành đạt thì rất nhiều người đến để phủ phục dưới chân mà tìm kế sinh sống, nhưng khi ta sa cơ thất thế thì chính họ là kẻ sẽ dìm ta vào chỗ chết. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có một người bạn thân thiết nhất và người bạn đó không bao giờ dối trá hay tráo trở, không bao giờ vô ơn bạc nghĩa, không bao giờ bỏ ta đi. Đó là con chó của ta.

Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong vinh hoa phú quý hay trong lúc bần hàn cực khổ, cũng như lúc khoẻ mạnh hay những lúc ốm đau. Dù ta có tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì con chó vẫn trung thành với tình thương yêu chân thật mà nó dành cho ta như trái đất này không thể thiếu ánh sáng mặt trời. Nếu cuộc sống của chúng ta chẳng may rơi vào hoàn cảnh bi đát mất hết gia đình người thân, không bạn bè, bị xã hội phế bỏ thì con chó trung thành vẫn luôn đồng hành cùng ta.

Tiền bạc của cải, gia đình người thân, quyền cao chức trọng, sắc thân giả tạm đến lúc ra đi ta chẳng mang theo được, chỉ mang theo hai bàn tay trắng, nhưng tình thương ta dành cho đời vẫn còn đó. Chính vì vậy, thân này tuy hòa hợp giả tạm nhưng có tâm linh sáng suốt. Đó là Phật tính, nương nơi mắt thì thấy biết không lầm lẫn, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế. Khi ta làm chủ sáu căn mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý thì tất cả mọi thứ trên đời này đều có trong ta với tình thương yêu chân thật.

……………………………………..

Fwd: This is a poem written by a teenager with cancer.
Kim Vu to:…,me (Hình minh họa Wikipedia- NN sưu tầm)
-o0o-

St. Jude Children’s Research Hospital
St jude childrens research hospital logo.png

                                       ======================
    >Slow 
    Dance
>
>     This is a poem
>     written by a teenager with cancer.
>     She wants to
>     see how many
>     people get her poem.
>     It is quite the poem
>     Please pass it on.
>     This poem was written by a terminally ill young girl in a
>     New York Hospital.
>     It was sent by a medical doctor –
>     Make sure to read what is in the closing statement
>     AFTER THE POEM.
>
>     SLOW DANCE
>     Have you ever watched kids on a merry-go-round?
>     Or listened to the rain slapping on the ground?
>     Ever followed a butterfly’s erratic flight?
>     Or gazed at the sun into the fading night?
>     You better slow down.
>     Don’t dance so fast.
>     Time is short.
>     The music won’t last.
>     Do you run through each day on the fly?
>     When you ask,“How are you?”
>     Do you hear the reply?
>     When the day is done, do you lie in your bed,
>     with the next hundred chores running through your head?
>     You’d better slow down
>     Don’t dance so fast.
>     Time is short
>     The music won’t last.
>     Ever told your child,
>     We’ll do ittomorrow?
>     And in your haste,
>     Not see his sorrow?
>     Ever lost touch, let a good friendship die
>     Cause you never had time
>     To call and say,’Hi’
>     You’d better slow down.
>     Don’t dance so fast.
>     Time is short.
>     The music won’t last..
>     When you run so fast to get somewhere,
>     You miss half the fun of getting there.
>     When you worry and hurry through your day,
>     It is like an unopened gift….
>     Thrown away.
>     Life is not a race.Do take it slower
>     Hear the music
>     Before the song is over.
>     ————
>     FORWARDED
>     E-MAILS ARE TRACKED TO OBTAIN THE TOTAL
>     COUNT.
>     Dear All:
>     PLEASE pass this mail on to everyone you know –
>     even to those you don’t know!
>     It is the request of a special girl, who will soon leave this world
>     due to cancer.
>     This young girl has 6 months left to live,
>     and as her dying wish, she wanted to send a letter telling everyone to
>     live their life to the fullest, since she never will.
>     She’ll never make it to prom, graduate from high school,
>     or get married and have a family of her own.
>     By you sending this to as many people as
>     possible, you can give her and her family a
>     little hope, because with every name
>     that this is sent to, the American
>     Cancer Society will donate 3 cents per name
>     to her treatment and recovery
>     plan. One guy sent this to 500 people! So I know
>     that we can at least send it to 5 or 6.
>     It’s not even your money, just your time!
>     PLEASE PASS ON AS A LAST REQUEST.
>     1046 5

………………………………………………………

Chùa Thầy
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia- (Hình trên Net:Chùa Thày- NN sưu tầm)

Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật tích.

Lịch sử

Cùng với chùa Tây Phương và Chùa Hương, Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam. Nếu như Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.

Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.
Kiến trúc

Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.

Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, tượng cha mẹ Từ Đạo Hạnh.

Xung quanh chùa có hai dãy hành lang, phía sau có lầu chuông, lầu trống.

Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa. Từ sân này có hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.

Giữa ao Long Chiểu có thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi diễn ra trò múa rối nước. Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân gian này.
Điêu khắc trong chùa


Chùa thượng của chùa Thầy, Đại Hùng bảo điện

Tại chùa Hạ có các pho tượng Đức Ông khá đẹp, và một bức bình phong lớn mô tả cảnh địa ngục.

Các pho Kim Cương đứng trong những tư thế võ mạnh mẽ, sống động. Tại chùa Trung có hai pho tượng Hộ pháp được cho là lớn nhất trong các ngôi chùa Việt Nam, cao gần 4m. Tượng Hộ pháp đắp bằng đất thó, giấy bản giã nhỏ trộn với mật, trứng,…, nên sau hơn ba trăm năm vẫn còn rất tốt.

Các pho tượng đẹp nhất của chùa Thầy tập trung tại chùa Trên.

Trên cao nhất là tượng Di Đà Tam tôn được tạc vào đời Mạc. Phật A Di Đà ngồi giữa dáng vẻ phúc hậu. Pho tượng Quán Thế Âm bên phải ngồi buông chân trái xuống, chân phải co lên, tay cầm một cây phất trần, dáng vẻ ung dung. Pho Đại Thế Chí ngồi xếp bằng, hai tay bắt ấn mật phùng. Ba pho tượng mỗi pho một vẻ không giống nhau, tạo thành một bộ tượng đẹp đặc biệt.

Dưới đó, chính giữa là tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh trong kiếp Phật. Tượng được tạc vào thế kỉ 19, khuôn mặt khắc khổ, nổi rõ mạch máu, ngồi xếp bằng tròn trên một bệ hoa sen còn lại từ đời Lý. Bệ hoa sen đặt trên một con sư tử cuộn tròn, dưới con sư tử là một bệ bát giác. Hiện nay tượng được đội mũ hoa sen và khoác áo vàng.

Toàn bộ ba pho Di Đà và tượng Từ Đạo Hạnh đặt trên một bệ đá hai tầng, được làm vào thời nhà Trần. Bệ đá chạm những cánh hoa sen, bốn mặt chạm hình rồng và hoa lá, bốn góc có hình thần điểu Garuda.


Tượng Từ Đạo Hạnh tại chùa Thầy

Bên phải là tượng Thiền sư ở kiếp Vua. Tương truyền Từ Đạo Hạnh sau khi đã hóa, đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tượng Lý Thần Tông đầu đội mũ bình thiên, mình khoác long bào, ngồi trên ngai vàng. Bên trái có tượng Từ Đạo Hạnh trong kiếp Thánh, ngồi trong một khám gỗ chạm trổ cầu kì. Tượng này có cốt bằng tre, có thể cử động. Tương truyền xưa kia mỗi khi mở cửa khám thì tượng tự động nhỏm dậy chào. Sau một vị quan triều Nguyễn nói rằng “Thánh thì không phải chào ai cả”, nên tháo hệ thống khớp nối, từ đó tượng ngồi yên. Pho tượng này thể hiện nghệ thuật làm rối nước của dân gian.

Trong chùa còn có tượng ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan là cha mẹ Từ Đạo Hạnh và hai bạn đồng đạo thân thiết của Ngài là Thiền sư Minh Không và Thiền sư Giác Hải.

Trước tượng Từ Đạo Hạnh ở chính giữa có một bàn thờ gỗ chạm trổ rất đẹp. Xưa kia nền đất còn thấp, người thắp hương vịn vào bàn thờ tạo thành một chỗ hõm rất lớn. Trong chùa Thượng còn có hai cây cột làm bằng loại gỗ quý là gỗ Ngọc am.
Hệ thống chùa trên núi

Qua cầu Nguyệt Tiên nối với con đường lên núi. Trên núi có chùa Cao, vốn là Hiển Thụy am, còn có tên là Đỉnh Sơn Tự, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên. Trên vách chùa còn khắc những bài thơ tức cảnh của Nguyễn Trực và Nguyễn Thượng Hiền. Tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.

Phía trên chùa Cao, trên đỉnh núi có một mặt bằng gọi là chợ Trời với nhiều tảng đá hình bàn ghế, kệ bày hàng, ly rượu,… trong đó có một phiến đá nhẵn lì được gọi là bàn cờ tiên. Có lẽ nơi đây ngày xưa các bậc trích tiên vẫn ngồi chơi cờ, uống rượu, thưởng trăng và ngâm thơ.

Từ chùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ, là nơi tình tự của trai gái ngày xưa trong những ngày hội hè, như ca dao đã ghi lại:

            Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ,
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.

Đi ngược lên trên là đến đền Thượng. Gần đền Thượng có hang Bụt Mọc với nhiều tảng đá được thời gian bào mòn trông như tượng Phật. Tiếp đó là hang Bò với lối vào âm u. Cách một đoạn là đến hang Gió với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu. Ở chân núi phía Tây còn có chùa Bối Am, còn gọi là chùa Một Mái, chùa có tên như vậy là vì chùa chỉ có một mái ngói, mặt sau chùa dựa vào vách núi.

Như vậy, quanh núi Thầy, ngoài chùa Thầy còn có cả một cụm kiến trúc Phật giáo được xây dựng trong những khoảng thời gian khác nhau.

Trong một bài ký ghi trên vách núi, Chúa Trịnh Căn đã phác họa cảnh chùa Thầy “như viên ngọc nổi lên giữa đám sỏi đá, rạng vẻ xuân tươi khắp cả bốn mùa. Động trên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng. Ao rồng thông sang bến siêu độ, cầu tiên Nhật Nguyệt đôi vầng. Hình tựa bình phong, sông như dải lụa”.
Lễ hội và văn hóa

Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm. Trong ngày hội, nhiều tăng ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây dự lễ trong những bộ cà-sa trang trọng, tay cầm gậy hoa, miệng tụng kinh trong tiếng mõ trầm đều. Lễ cúng Phật và trai đàn – một diễn xướng có tính chất tôn giáo – được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc.

Nhưng hội chùa Thầy không chỉ có những nghi thức tôn giáo. Ở đây còn có trò múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian mà ngày nay có tiếng vang ở nhiều nước. Trai thanh gái lịch gần xa tìm đến hội chùa Thầy còn để thỏa mãn tính mạo hiểm khi leo núi và khao khát bày tỏ tình yêu trong một khung cảnh thiên nhiên rộng mở:

            Rủ nhau lên núi Sài Sơn
Ai làm đá ướt đường trơn hỡi mình?
Hỏi non, non những làm thinh
Phải rằng non đã vô tình với ai?
Nước non ví chẳng chiều đời
Mắt xanh đâu lẽ phụ người tình chung?
Yêu nhau ta dắt nhau cùng
Non bao nhiêu đá nặng lòng bấy nhiêu.

    (Á Nam Trần Tuấn Khải)

            Về văn hóa, Chùa thầy có truyền thống nghìn năm về văn hóa. Nơi đây đã sinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Phan Huy Ích, Phan Huy Chú làm sáng danh lịch sử nước nhà. Tiếp theo truyền thống quê hương, Câu Lạc Bộ Văn Nghệ thuật Sài Sơn đang tập hợp những người con yêu văn hóa, thơ ca và đã xuất bản nhiều tập thơ, với sự cho phép của nhà xuất bản Hội Nhà Văn. Núi Thầy là ấn phẩm của CLB Văn học Nghệ Thuật Sài Sơn. Đây là những tác phẩm của của những người con Quê hương Sài Sơn, mang trong mình hồn cốt của một vùng quê giàu truyền thống văn hóa. Hiện nay, các tập 1, 2, 3, 4 của Núi thầy đã được xuất bản. Bạn đọc có thể load những sản phẩm trên tại:
http://independent.academia.edu/N%C3%9AITH%E1%BA%A6Y

 **Nhã Nhạc sưu tầm và giới thiệu**

 ………………………………………………………

LESSON OF TIME – KARMA

Fwd: FW: LỜI PHẬT DẠY VỀ THỜI GIAN – NGHIỆP BÁO
Loi Nong to me

———- Forwarded message ———-
From: tttran tv
BÀI RẤT HAY VÀ SÂU SẮC KÍNH CHUYỂN ĐẾN TẤT CẢ ĐỂ ĐỌC & SUY NGHĨ.
LESSON OF TIME – KARMA
LỜI PHẬT DẠY VỀ THỜI GIAN – NGHIỆP BÁO

Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.
Khi chim chết, kiến ăn nó.
Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,
Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.
Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay,
Nhưng đừng quên rằng,
Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.
Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,
Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.
Hãy là người tốt và làm những điều tốt.
Thử nghĩ mà xem,
Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý,
Nhưng sao chúng ta lại không xử dụng nó theo đúng ý của Ngài:
[[[[
1-Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.
2-Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.
3-Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.
4-Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.
5-Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài. ,_._

Một bài kinh rất hay để mình đọc mỗi ngày ít nhất 1 lần. Không biết mình có thể thực hành được không?
Dễ mà khó đấy. Luật tạo hoá Thuyết nhà Phật đã dạy sắc sắc không không. Rất ngắn gọn nhưng vô bờ vô bến !!!
……………………………………………………….
]]>Giới Thiệu Tác Giả-Tác Phẩm-Tạp Ghi,v..v]]>

Dân VN: 39 Năm Bị CS Hóa

VI Anh
Nguồn:vietbao.com-29/03/2014 -Hình minh họa:Airlines VN- NN sưu tầm)

Là một người có dịp đi lại đó đây, nước này nước nọ thời Việt Nam Cộng Hoà và thời tỵ nạn CS ở hải ngoại, người viết bài này dù nay đã gần 80, vinh nhục đã nhiều, tù đày CS cũng đủ nhưng vẫn thấy đỏ mặt, tía tai, xấu hổ, nhục nhã cho dân tộc VN trong thời CS…… khi đọc qua những tin tức 39 năm người dân Việt Nam sống với CS, bị cộng sản hoá lối sống ra thế này đây.

Nào là truyền hình VHN-TV loan tải, nào Chị Đức đồng hương Vĩnh Long, vợ Giáo sư Lưu Khôn (dạy Hán Văn Đại Học Văn Khoa VNCH) rồi người bạn học Lệ Khanh ở Trường Phan thanh Giản Cantho và Đại Học Luật Khoa ở Saigon tới tấp chuyển tin của Báo mạng VEF tới.

Nào Thái Lan trương bảng tại nhà hàng buffet tư phục vụ, viết bằng tiếng Việt “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ bị phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn.”

Nào Nam Hàn trương bảng bằng tiếng Việt “Khu vực này cấm vứt rác. Nếu vứt rác không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu Won, tương đương 19 triệu đồng Việt Nam, tức khoảng 850 đô la.”

Nào Nhật bổn trương bảng bằng tiếng Việt rằng, “Ăn cắp vặt là phạm tội, và nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù tới 10 năm.”

Tất cả các niêm yết bằng tiếng Việt, điều đó cho thấy những cơ sở, cơ quan của Thái Lan, Nam Hàn, Nhựt bổn ra thông cáo này là nhắm vào du khách người Việt – chớ không ai vào đó cả.

“Đã buồn vì trận mưa rào; Lại đau vì nỗi ào ào gió đông.” Lại có tin cán bộ đảng viên CSVN và Hàng Không VN ở Tokyo bi lục soát trụ sở và bắt tiếp viên ăn cắp hàng hoá ở siêu thị. Tin của thông tấn xã của nước Nhựt là Kyodo đánh đi khắp thế giới, ngày 26-3 văn phòng của hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines tại Tokyo bị cảnh sát Nhựt lục soát, trong khi tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc bị bắt vì đã chuyển quần áo ăn cắp trị giá 125.000 yen lên một chiếc xe buýt đi từ một khách sạn ra sân bay quốc tế Kansai tháng Chín năm ngoái. Cô cũng khai rằng, nhiều đồng nghiệp của cô tại Vietnam Airlines đã chuyển lậu hàng về Việt Nam để có thêm “thu nhập”!

Theo hãng tin Kyodo, cảnh sát Tokyo còn nghi ngờ khoảng 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines có liên quan đến đường dây buôn lậu vừa kể.

Rồi tin của của Đài phát thanh VOA tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ, ngày 24-3 loan tải Công ty tư vấn đường sắt JTC của Nhựt đã lại quả cho quan chức cấp cao phụ trách dự án của ngành đường sắt Việt Nam, 80 triệu yen (tương đương hơn 16 tỷ VND) để đổi lấy một gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yen. VOA nhận định “Đây không phải là lần đầu tiên giới chức Việt Nam bị cáo buộc nhận hối lộ từ công ty của Nhật Bản. Hồi năm 2008, tờ Yomiuri Shimbun cũng từng đưa tin về việc ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải đồng thời là Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây TPHCM, nhận hối lộ từ công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương của Nhật để cho công ty này thắng thầu dự án.

Chưa hết đâu, thời CS cán bộ đảng viên CSVN còn làm nhiều chuyện xấu đất nước và nhân dân ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Phi châu nữa. Tiêu biểu như tin của báo Bild ở Đức vào hạ tuần tháng 12 năm 2013 loan tải, Đại sứ VNCS ở Thổ nhĩ Kỳ ông Nguyễn Thế Cường, mang 20.000 Euros tiền mặt không khai báo, bị nghi rửa tiền, bị tạm giữ ở phi trường Frankfurt.

Chính Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng của chế độ VNCS, còn than các phái đoàn cán bộ, đảng viên đi nước ngoài ồ ạt. Ông nói, riết rồi nhiều nước nghe nói có phái đoàn Cộng Sản Việt Nam sắp đến là người ta phát sợ.

Trước đây báo Tuổi Trẻ trong nước ngày 19/11/2008 cho biết truyền hình của Nam Phi đã ghi được và đã phát hình cảnh bà Vũ Mộc Anh cán bộ ngoại giao của toà đại sứ VNCS mặc quần trắng, áo khoác xanh thẫm nói chuyện và giao sừng tê giác cho một tên buôn lậu trước toà đại sứ VNCS. Trong cảnh đó có cả chiếc xe của tham tán Phạm Công Dũng (biển số 127D) ở ngay phía bên đường đối diện cùng với một người Việt nữa đứng cạnh. Đây không phải là lần duy nhứt, cán bộ sứ quán này buôn bán lậu sừng tê giác ở Nam Phi. Hai năm trước, từng có trường hợp tùy viên thương mại Khánh Toàn ở đại sứ quán bị phát giác có liên quan tới việc buôn lậu sừng tê giác trái phép và cũng đã bị bắt.

Việc làm bậy của các đảng viên cán bộ CS trong ngành ngoại giao quá lộng hành khiến Toà Đại sứ Mỹ và Anh phải phối hợp tổ chức buổi chiếu bộ phim tài liệu có tựa đề “Cuộc chiến tranh săn bắt” để nâng cao nhận thức về nhu cầu bảo vệ tê giác và voi trên thế giới ở Việt Nam nhân Ngày Tê Giác Thế Giới 22/9. Có 130 đại diện của Chính phủ Việt Nam, các tổ chức bảo tồn, phái đoàn ngoại giao, và sinh viên đã tham dự buổi chiếu.

Đã quá đủ để thấm thía với lời của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt lúc trước đã chân thành nói về nỗi buồn Việt Nam, nỗi nhục VN do chế độ CSVN gây ra làm xấu quốc gia dân tộc VN. Và thay vì sửa chữa, CSVN lại cắt đầu, thêm đuôi câu nói để ám hại Ngài. Đây là lời nói thật, thiện ý của Ngài: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.”
………………………………………………….

Giám Sát Viên Janet Nguyễn Báo Động: Irvine Kết Nghĩa Nha Trang Cần Hủy Bỏ Vì Nhân Quyền
Nguồn:vietbao.com-04/04/2014 -(Hình minh họa trên Net:Cờ vàng CHVN – NN sưu tầm)

Những vi phạm Nhân Quyền tại Việt Nam mà thành Phố Nha Trang đã chủ trương là lý do để không đồng ý với việc kết nghĩa.

(Santa Ana)– Một nguồn tin cho biết Hội đồng Thành Phố Irvine dự định “kết nghĩa” với thành phố Nha trang của Việt Nam sẽ được đưa ra cứu xét vào cuộc họp của thành phố Irvine vào ngày thứ Ba, 8 tháng 4, 2014 tới đây. Giám Sát Viên Janet Nguyễn đã yêu cầu Thành Phố Irvine cứu xét lại quyết định này, vì lý do vi phạm nhân quyền tại Việt nam mà thành phố Nha Trang đã nhúng tay vào.

Giám Sát Viên Janet Nguyễn phát biểu:” Việc kết nghĩa giữa hai Thành Phố Irvine và Thành Phố Nha Trang sẽ là một sự bêu xấu Cộng Đồng Người Mỹ gốc Việt tại Quận Cam, mà trong số này nhiều người đã chấp nhận những nguy hiểm đến sinh mạng để trốn thoát khỏi nhà cầm quyền Cộng Sản hiện đang cai trị Việt Nam hiện nay”.

Theo Tổ Chức Nhân Quyền (Human Rights Watch) năm 2009, hai ký giả sống tại thành phố Nha Trang đã bị cấm hành nghề vì đã tường thuật lại những hành vi tham nhũng của chính quyền địa phương. Cũng cùng tổ chức này, hồi tháng Năm năm ngoái, các viên chức của thành phố Nha Trang đã tham dự vào việc bịt miệng những nhà tranh đấu cho nhân quyền khi họ tổ chức những cuộc gặp gỡ công chúng một cách ôn hòa để thảo luận nhân quyền và phân phát Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.

Việc vi phạm nhân quyền của thành phố Nha Trang đã xảy ra song hành với những vi phạm nhân quyền của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam đối với người dân hơn ba thập niên qua. Việc chà đạp nhân quyền này đưa đến việc bắt bớ và tuyên án hơn 100 người dân khi những người này hành xử quyền tự do phát biểu căn bản của con người.

Giám Sát Viên Janet Nguyễn nhấn mạnh “Để chúng ta có thể bảo tồn những nguyên tắc của Hoa Kỳ là một quốc gia tự do và dân chủ trên thế giới, kể cả hệ thống pháp lý địa phương, chúng ta phải cương quyết yêu cầu bất cứ ai muốn thụ hưởng những lợi ích qua việc hợp tác với Hoa Kỳ họ phải tuân thủ những lý tưởng tự do và dân chủ này.”

Quận Cam là nơi có cộng đồng người Việt đông nhất bên ngoài Việt Nam, Giám Sát Viên Janet Nguyễn hy vọng rằng Thành Phố Irvine nên cứu xét lại những hậu quả trong việc kết nghĩa cho một cộng đồng người Mỹ gốc Việt nói chung.

Giám Sát Viên Janet Nguyễn và gia đình đã đi tìm tự do trên một chuyến thuyền gỗ chỉ dài 10 mét. Sau khi trãi qua nhiều trại tị nạn, bà và gia đình đã đến định cư tại California năm 1981.

###

Giám Sát Viên Janet Nguyễn là chủ tịch Hội Đồng Giám Sát Quận Cam năm 2010, và đại diện Địa Hạt 1. Bà cũng là chủ tịch Ủy Ban Giao Thông Công Cộng, phó chủ tịch Ủy Ban Thông Tin và Lập Pháp, và thành viên Ủy Ban Điều Hành, thuộc Cơ Quan Giao Thông Quận Cam (OCTA). Bà hiện là thành viên Hội Đồng Quản Trị CalOptima. Giám Sát Viên Janet Nguyễn đại diện hơn 600,000 cư dân thuộc các thành phố Fountain Valley, Garden Grove, Santa Ana, Westminster và khu vực Midway City. Quận Cam được xếp hạng là quận hạt đông dân thứ 6 tại Hoa Kỳ và có ngân sách hàng năm lớn hàng thứ 7 toàn quốc.

………………………………

Dẹp bảng hiệu Trung Quốc mọc trên phố Ðà Nẵng
Nguồn:nguoiviet.com -Thursday, April 03, 2014

ÐÀ NẴNG (NV) – Sáng ngày 3 tháng 4, 2014, ít nhất 35 cơ sở thương mại, dịch vụ, quán ăn trương bảng hiệu viết bằng chữ Hoa giữa phố Ðà Nẵng đã bị chính quyền địa phương “hỏi thăm sức khỏe.”

Bố ráp cơ sở thương mại, buộc hạ bảng hiệu viết toàn tiếng Hoa. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Cuộc bố ráp khu phố Tàu mới mọc tại các con đường Hoàng Sa, Hồ Xuân Hương, Võ Nguyên Giáp… thuộc hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn diễn ra vào ngày nói trên, sau chỉ thị của người đứng đầu thành phố Ðà Nẵng, yêu cầu “dẹp hết các bảng hiệu Trung Quốc.”

Bố ráp cơ sở thương mại, buộc hạ bảng hiệu viết toàn tiếng Hoa. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Báo Dân Trí cho biết, phần lớn các cơ sở thương mại, dịch vụ nói trên là quán ăn, cửa tiệm đã bị đòi phải xuất trình giấy phép hoạt động. Trong số này, có 13 cơ sở bị lập biên bản vì trương bảng hiệu, bảng quảng cáo sai qui định, viết chữ Hoa lớn gấp nhiều lần so với chữ Việt, hoặc toàn bằng chữ Hoa mà không có chú thích tiếng Việt. Chủ các cơ sở này đã được yêu cầu phải tháo gỡ các bảng hiệu sai qui định nói trên.

Trong đợt tổng bố ráp này, chính quyền địa phương đã lập biên bản một khách sạn treo một biểu ngữ viết toàn chữ Hoa ngay tại sảnh. Khách sạn được yêu cầu phải gỡ bỏ biểu ngữ ngay lập tức.

Cũng theo báo Dân Trí, tại một cuộc họp trước đó, ông giám đốc đài phát thanh và truyền hình Ðà Nẵng đã lên tiếng báo động về tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều nhà hàng, cơ sở thương mại ở ven biển sử dụng tràn lan tiếng Trung Quốc. Ông này nói rằng, điều đó gây ảnh hưởng bất an trong tâm lý người dân địa phương.

Cũng tại cuộc họp, Bí Thư Thành Ủy Ðà Nẵng Trần Thọ xác nhận có đến 90% du khách đến Ðà Nẵng hiện nay là người Trung Quốc. Bất chấp điều mà nhà kinh doanh cho rằng việc trương bảng hiệu tiếng Hoa là để thu hút du khách Trung Quốc, ông này chỉ thị dẹp hết các bảng hiệu Trung Quốc. Ông Trần Thọ nói với thuộc cấp rằng, “Nói là làm, chứ không để nó nguội, lại càng không thể để Ðà Nẵng biến thành khu phố Tàu.” (PL)

……………………………………………………………………….

Mùa hè và những bữa cơm tình thương
Nguồn:RFA-Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-03-27


Phân phát cháo tình thương ở một bệnh viện.
RFA

Mùa nắng, với người nghèo bao giờ cũng là mùa khó chịu nhất mặc dù không phải đối diện với thiên tai, bão lũ nhưng mùa nắng, con người phải đối diện với mọi thứ bệnh dịch. Và bệnh viện chật ních người, những thân nhân người bệnh nằm chen chúc nhau ngoài hành lang bệnh viện để chờ chăm sóc người thân, bữa đói bữa no vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. Với những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nghèo, những bữa cơm tình thương bao giờ cũng đượm tình người và bao hàm cả những ân tình của người với người trong đời sống khốn khó này.
Trải lòng với cuộc đời

Một người bác sĩ đang là trưởng nhóm cơm từ thiện, yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Ngày xưa, bác ở bệnh viện, cách đây khoảng 5-6 năm rồi, mình thấy bệnh nhân nghèo của mình họ không ăn cơm, họ không có gì để ăn hết. Mình nghĩ là thôi, mình nghĩ là mình nhường cho họ một bữa cơm, cứ thế, nhà mình nhường vài bữa, vài bữa thế rồi nên… Có câu chuyện thế này, có một bệnh nhân đau nằm bệnh viện, mà gia đình chịu cũng không nổi, họ bị ung thư, gia đình họ đưa về, trước khi về họ nhắn mình tới, người đó  nói với mình thế này, trước khi chết họ được ăn mấy bữa cơm ngon, thiệt tình là bữa cơm của mình cũng bình thường thôi. Nhưng với họ là quá có nhiều điều khổ… Trước khi chết họ bảo họ ăn được mấy bữa cơm ngon, mình nghe vậy… thì…!”

Theo ông, hiện tại, số lượng bệnh viện ở miền Trung, đặc biệt ở các tỉnh như Quãng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình… cơ sở hạ tầng còn rất kém, thiếu thốn mọi thứ, đó là chưa nói đến những bệnh viện ở vùng miền núi, hầu như thiếu thốn mọi bề.

Song song với vấn đề bệnh viện, đời sống người dân ở khu vực này cũng còn rất thấp, thiếu thốn, đói khổ, nhiều người bị bệnh mà không dám đến bệnh viện vì sợ không đủ tiền chữa bệnh, nhiều người đưa người nhà đi chữa bệnh phải nhịn ăn để tiền mua thuốc cho người thân, mỗi ngày chỉ ăn một gói mì tôm cầm hơi… Tất cả những người có số phận không may mắn này luôn cần sự chung tay chia sẻ của đồng loại, của cộng động. Đối với họ, phải nói rằng một miếng bữa đói bằng một gói khi no.

Đi nhiều, khám bệnh nhiều và chứng kiến nhiều mảnh đời thương tâm của đồng loại, vị bác sĩ này đã phát tâm nấu những bữa cơm tình thương, kêu gọi mọi người cùng chung tay với ông để bữa cơm tình thương thêm đậm đà hương vị và dinh dưỡng. Với ông, nhìn những người nhà bệnh nhân xếp hàng ngay ngắn chờ nhận những bữa cơm tình thương và hầu như không ai tranh giành ai, người này bận thì người khác đến nhận giùm, tình thương nơi bệnh viện của cái nghèo với cái nghèo chan chứa và bao la làm ông cảm động đến đôi khi rơi nước mắt.

Một người nghèo, cũng yêu cầu giấu tên, đến nhận cơm tình thương ở hành lang một bệnh viện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, chia sẻ: “Mấy sư cô ở chùa mang cháo, cơm trưa cũng có, nhưng ít hơn, cháo tình thương nhiều hơn, nhiều lúc còn có sữa nữa. Có những bát cháo của chùa, hội quan tâm giúp đỡ, giúp mình vượt qua cơn đói, buồn khổ, bệnh tật, cũng phấn chấn lên nhờ cháo với cơm chay.”
Những bàn tay ấm áp


Những người nhà bệnh nhân nằm lây lất khắp hành lang một bệnh viện. RFA PHOTO.

Theo chị, những bữa cơm tình thương ở bệnh viện luôn giúp chị vơi đi rất nhiều khó khăn và nỗi buồn. Vì với một người nghèo, khi có người thân bị bệnh, cảm giác buồn và lo lắng ập đến một cách khác thường, khò mà dứt bỏ nó được, nhất là khi phải đối diện với tiền viện phí, nhìn người thân vẫn chưa lành bệnh rồi lại nghe bao tử cồn cào vì đói nhưng lại ngại ra quán mua cơm bởi số tiền còn trong túi quá ít ỏi. Những lúc như thế, nỗi buồn về thân phận nghèo dễ làm người ta mũi lòng và khóc một mình.

Với chị, một bữa cơm tình thương có thể giúp chị đỡ đói được một ngày, dư ra một ít tiền để giúp cha chị mua thêm vài viên thuốc điều trị bệnh, nhiều khi, chị tự dối lòng, mang theo hai chiếc hộp để nhận hai phần cơm, nói dối là nhận giùm cho người khác để mang về ăn lúc khuya cho đỡ đói vì mỗi ngày chị chỉ ăn đúng một bữa. Ban đầu chị rất ngại ngần nhưng vài ngày sau, bạn đồng cảnh ngộ hiểu chị nên thấy thương, cũng mang theo hai hộp để nhận giùm phần cho chị khi chị đang bận tay chăm sóc cha già.

Không khí yêu thương chan hòa, ánh mắt ân cần của người tặng cơm cũng như sự nhường nhịn nhau của người nhận cơm luôn là bữa ăn tinh thần đầy sức mạnh giúp chị vượt qua nhiều khó khăn cũng như nỗi buồn chất nặng trong tâm hồn. Tuy nhiên, cũng theo người phụ nữ này, không phải ai cũng cảm nhận giống như chị, nhiều người vẫn nặng thói quen trí trá và ham những thứ miễn phí nên mặc dù họ chẳng nghèo khó gì vẫn mang hộp ra nhận cơm tình thương cho đỡ một bữa mua cơm, nếu ngon thì ăn, nếu không ngon thì âm thầm mang đi đổ. Với chị, làm như thế là phụ lòng tốt của người khác và đánh mất lòng tự trọng của một con người.

Một người nhà bệnh nhân khác, cũng yêu cầu giấu tên, chia sẻ với chúng tôi rằng thời bây giờ, nếu nghèo khổ thì khi bị bệnh chỉ còn một lựa chọn duy nhất là mong sao cái chết đến càng sớm càng nhẹ gánh. Tuy nhiên, bản năng sống bao giờ cũng mạnh hơn, làm người, ai cũng mong mình được sống để trải nghiệm vui buồn của cuộc đời, chính vì thế mà hơn ai hết, những bệnh nhân nghèo luôn mong mỏi được tồn tại bởi chung quanh họ còn có cả một gia đình nghèo khổ, cần sự góp tay của họ.

Nếu như người giàu sợ chết bởi vì còn quá nhiều thú vui trong cuộc đời họ chưa kịp hưởng thụ và cũng còn quá nhiều việc họ cần phải hoàn thành trước khi nhắm mắt thì người nghèo lại vô cùng sợ chết vì cái chết của họ rất có thể sẽ bỏ cả một đoàn tàu phía sau lưng không có người lái, cả một gia đình vốn khó khăn sẽ rơi vào bơ vơ nếu không có bàn tay cũng như sự hiện hữu, chỉ bảo của họ. Hơn bao giờ hết, người nghèo luôn ray rứt và đau khổ khi đến bệnh viện, nỗi đau về thân phận nghèo khổ cũng hiện ra rõ nét nhất trong lúc này.

Chính vì thế, khi nghe tin dưới thành phố mới có quán cơm Nụ Cười Sông Trà chỉ bán với giá hai ngàn đồng một phần nhằm phục vụ cho người nghèo, chị rất mừng và cảm thấy cuộc đời này, ngoài những thứ dối trá, đạo đức giả, kệch cỡm, hượm hĩnh của những kẻ ăn trên ngồi trốc trên đầu nhân dân, vẫn không thiếu những tấm lòng, những bàn tay ấm áp biết cúi xuống để chia sẻ với thân phận nghèo khổ của đồng loại.

Người bệnh nhân này yêu cầu chúng tôi thay lời chị và nhiều người đồng cảnh ngộ gửi đến quán cơm Nụ Cười Sông Trà cũng như nhiều nhà hảo tâm khắp mọi miền đất nước lời tri ân sâu nặng! Và trong lần tường trình tới, chúng tôi sẽ giới thiệu rõ nét hơn về quán cơm Nụ Cười Sông Trà đến quí thính giả!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Paid Links