1.Sống với nhau như thế nào?2.Bốn đức tính của người Nhật.3.Hồi âm(cho người Nhật)4.Đau xót vì bệnh sởi giết trẻ thơ VN

Fwd: Sống với nhau như thế nào?
**Cám ơn Kim VuKim Phượng đã gửi FW này- BT **

Chia sẻ cùng các bạn , thật chính xác về con nguời !

chia 1.jpg1

>> Tôi hỏi đất: đất sống với nhau thế nào?
>> Đất trả lời: chúng tôi làm nền móng cho nhau
>> Tôi hỏi nước: nước sống với nhau thế nào?
>> Nước trả lời: chúng tôi hoà lẫn vào nhau
>> Tôi hỏi gió: gió sống với nhau thế nào?
>> Gió trả lời: chúng tôi nâng cánh cho nhau
>> Tôi hỏi mây: mây sống với nhau thế nào?
>> Mây trả lời: chúng tôi tan biến vào nhau
>> Tôi hỏi cỏ: cỏ sống với nhau thế nào?
>> Cỏ trả lời: chúng tôi hoà quyện và réo rắt bên nhau
>> Tôi hỏi cây: cây sống với nhau thế nào?
>> Cây trả lời: chúng tôi che chở và leo quấn cho nhau
>> Tôi hỏi người: người sống với nhau thế nào?
>> Không ai trả lời
>> Không ai trả lời
>> Không ai nói gì cả
>> Vì người còn đang bận giận hờn và chà đạp lên nhau
>> Vì người còn chôn chặt nụ cười và không cùng chia sẻ
>> Vì người còn nghi kị và mưu chước lẫn nhau
>> Vì người còn nặng nỗi thương đau
>> Vì người còn quên cách yêu nhau
>> Vì người còn chưa biết được rằng sự sống vốn rất mau… tàn lụi…

chia 2

Bốn yếu tố của tình yêu:
Từ, Bi, Hỷ, Xả

………………………………………..

Fwd: Bốn đức tính của người Nhật đáng ca ngợi…
Kim Vu to:…,me

BỐN ĐỨC TÍNH CỦA NGƯỜI NHẬT
đáng ca ngợi và suy ngẫm

ca ngoi 1.jpg1

Japan earthquake

>> Người Nhật xếp hàng.
>>
>> 1./ TRUNG THỰC
>>
>> Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
>> Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.
>> Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
>>
>> 2./ KHÔNG ỒN ÀO
>>
>> Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
>> Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
>>
>> 3./ NHÂN BẢN
>>
>> Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
>>
>> 4./ BÌNH ĐẲNG
>>
>> Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
>> Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
>> Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
>> Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.

…………………………….

RE: HỒI ÂM…(cho 1 bài viết của người ở Nhật)
Nếu chưa đọc, xin mời…
Thấm thía và đúng lắm.
dq

HỒI ÂM

Bạn thân mến,
Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.
Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu “sự thật mất lòng” nhưng cũng có câu “thương cho roi cho vọt”, “thuốc đắng đả tật”.

Bức thư của bạn đã làm thức dậy trong tôi niềm tự ái dân tộc lâu nay được ru ngủ bởi những bài học giáo điều từ nhà trường như “Chúng ta tự hào là một nước nhỏ đã đánh thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ”
Bạn đã nói đúng: “Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt, khó lắm. Thật vậy sao?”
Bạn biết đặt câu hỏi như thế là bạn đã có câu trả lời rồi. Những gì tôi viết sau đây chỉ là những lời tâm tình của một người trẻ thiếu niềm tin, với một người bạn đến từ một đất nước vững tin vào dân tộc mình, vào chính bản thân mình.
Bạn nói đúng. So với nước Nhật, nước Việt chúng tôi đẹp lắm. Đối với tôi không có tấm bản đồ của nước nào đẹp như tấm bản đồ của nước tôi. Tấm bản đồ ấy thon thả đánh một đường cong tuyệt đẹp bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Trên đất nước tôi không thiếu một thứ gì cho sự trù phú của một dân tộc . Nhưng chúng tôi thiếu một thứ.
Đó là Tự Do, Dân Chủ.
Lịch sử của chúng tôi là lịch sử của một dân tộc buồn.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Người đã từng nhận được đỉa vàng tại đất nước Nhật của các bạn năm 1970 (bán được trên 2 triệu bản) với bài hát “Ngủ Đi Con” đã từng khóc cho đất nước mình như sau:
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giạc Tây
Hai mươi Năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “hai mươi Năm nội chiến từng ngày” ông sống tại miền nam Việt Nam nên nổi đau của ông còn nhẹ hơn nổi đau của người miền Bắc chúng tôi. Ông còn có hạnh phúc được tự do sáng tác, tự do gào khóc cho một đất nước bị chiến tranh xâu xé, được” đi trên đồi hoang hát trên những xác người” được mô tả người mẹ điên vì đứa con “chết hai lần thịt xương nát tan”.
Nếu ông sống ở miền Bắc ông đã bị cấm sáng tác những bài hát như thế hoặc nếu âm thầm sáng tác ông sẽ viết như sau:

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Bảy mươi năm vẫn bị đọa đày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”

Bị đô hộ bởi một nước Tàu tự coi mình là bá chủ ở phương Bắc, bị một trăm năm Pháp thuộc . Một ít thời gian không bị ngoại bang đô hộ chúng tôi không có minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng ở nước bạn. Huống gì thay vào đó chúng tôi bị cái xui là một trong những nước hiếm họi bị thống trị bởi một chế độ bị coi là quái vật của thế kỷ.
Tại sao người Việt tham vặt.
Vì họ đã từng đói kinh khủng.Trong cuộc chiến tranh gọi là chống Mỹ chống Pháp người dân miền Bắc chúng tôi đã đói đến độ mất cả tình người. Vì một ký đường, một cái lốp xe đạp, vài lạng thịt người ta tố cáo nhau, chơi xấu nhau dù trước đó họ là người trí thức.
Cho nên ăn cắp là chuyện bình thường.
Tôi cũng xin nhắc cho bạn , năm 1945 hàng triệu người Việt miền Bắc đã chết đói vì một lý do có liên quan đến người Nhật các bạn đấy. Xin bạn tìm hiều phần này trong lịch sử quân Phiệt Nhật ở Việt Nam.
Tất nhiên người Việt vẫn nhớ câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng “thượng bất chính , hạ tắc loạn”.
Khi chấm dứt chiến tranh. Người Việt biết họ phải tự cứu đói mình chứ không ai khác. Kẻ có quyền hành tranh dành nhau rừng vàng biển bac, kẻ nghèo xúm lại hôi của những xe chở hàng bị lật nhào .
Thật là nhục nhả, thật là đau lòng.
Bạn bảo rằng ở nước bạn người dân giử gìn vệ sinh công cộng rất tốt. Còn ở Việt Nam cái gì dơ bẩn đem đổ ra đường.
Đúng vậy. Nhưng Tự Do , Dân Chủ đã ăn vào máu của các bạn để các bạn ý thức rỏ đây là đất nước của mình.
Còn chúng tôi? Chúng tôi chưa thấy nước Việt thực sự là của mình.
Ngày trước Nước Việt là của Vua , Có khi nước Việt thuộc Tàu, rồi nước Việt thuộc Pháp, rồi nước Việt là của một đảng độc tài.
Ruộng của cha ông để lại đã từng trở thành của của hợp tác xã, rồi ruộng là của nhà nước chỉ cho dân mượn trong một thời gian nhất định. Đất là của nhà nước nếu bị quy hoạch người dân phải lìa bỏ ngôi nhà bao năm yêu dấu của mình để ra đi.
Cái gì không phải là của mình thì người dân không cảm thấy cần phải gìn giử.
Nhưng sự mất mát đau lòng nhất trên đất nước chúng tôi là mất văn hóa và không còn nhuệ khí.
Biết làm sao được khi chúng tôi được dạy để trở thành công cụ chứ không được dạy để làm người.
Tiếc thay bản chất thông minh còn sót lại đã cho chúng tôi nhận ra chúng tôi đang bị dối gạt. Nhất là trong những giờ học về lịch sử, văn chương.
Lớp trẻ chúng tôi đã mất niềm tin và tìm vui trong những trò rẻ tiền trên TV trên đường phố.
Nhớ năm nào nước của bạn cất công đem hoa anh đào qua Hà Nội cho người Hà Nội chúng tôi thưởng ngoạn. Và thanh niên Hà Nội đã nhào vô chụp giựt , bẻ nát cả hoa lẩn cành , chà đạp lên chính một nơi gọi là “ngàn năm Thăng Long văn hiến”.
Nhục thật bạn ạ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi hầu như đang lạc lối, thiếu người dẩn đường thật sự chân thành thương yêu chúng tôi, thương yêu đất nước ngàn năm tang thương , đau khổ.
Thật buồn khi hàng ngày đọc trên báo bạn thấy giới trẻ nước tôi hầu như chỉ biết chạy theo một tương lai hạnh phúc dựa trên sắc đẹp và hàng hiệu. Họ không biết rằng nước Hàn có những hot girls, hot boys mà họ say mê còn là một quốc gia cực kỳ kỷ luật trong học hành, lao động.
Bạn nói đúng. Ngay cả bố mẹ chúng tôi thay vì nói với chúng tôi “con hãy chọn nghề nào làm cuộc sống con hạnh phúc nhất” thì họ chỉ muốn chúng tôi làm những công việc , ngồi vào những cái ghế có thể thu lợi tối đa dù là bất chính.
Chính cha mẹ đã chi tiền để con mình được làm tiếp viên hàng không, nhân viên hải quan, công an giao thông… với hy vọng tiền thu được dù bất minh sẽ nhiều hơn bội phần.
Một số người trẻ đã quên rằng bên cạnh các ca sĩ cập với đại gia có nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ còn có bà mẹ cột hai con cùng nhảy sông tự tử vì nghèo đói. Mới đây mẹ 44 tuổi và con 24 tuổi cùng nhảy cầu tự tử vì không có tiền đóng viện phí cho con. Và ngày càng có nhiều bà mê tự sát vì cùng quẩn sau khi đất nước thái bình gần 40 năm.
Bạn ơi. Một ngày nào chúng tôi thực sự có tự do, dân chủ chúng ta sẽ sòng phẳng nói chuyện cùng nhau. Còn bây giờ thì :

“Trải qua một cuộc bể dâu
Những đều trông thấy mà đau đớn lòng”.

Dù sao cũng biết ơn bạn đã dám nói ra những sự thật dù có mất lòng.
Và chính bạn đã giúp tôi mạnh dạn nói ra những sự thật mà lâu nay tôi không biết tỏ cùng ai.

Thân ái.
Tiểu My

…………………………………………….

Đau xót vì bệnh sởi giết trẻ thơ VN

Tạ Thị Thu Hương gửi tới BBC từ Hà Nội .

Nguồn:BBC- thứ năm, 24 tháng 4, 2014

 Dau 1

Nuối tiếc, xót xa là cảm giác chung của cộng đồng xã hội Việt Nam những ngày này.

Gần 120 nụ hoa “bé bé, xinh xinh, mới hé trên cành” đã không có dịp nở rộ mà đã úa tàn khiến trái tim của những người đã, đang và sắp làm cha mẹ như bị bóp nghẹt.
Cộng đồng băn khoăn, xã hội lo lắng, câu chuyện hành chính đột nhiên trở nên quan trọng vào thời điểm bệnh dịch trở nên bất thường.

Có người nói đó là bệnh dịch thì phải trách bệnh dịch, sao lại trách hành chính. Nhiều quan chức khăng khăng không nghiêm trọng, không vượt quá kiểm soát, đỉnh dịch đã đi qua…

Những thiệt hại có thể nhìn thấy nếu công bố dịch là rất rõ ràng.

Du lịch giảm sút, xuất khẩu phải chịu các điều kiện ngặt nghèo hơn, kinh tế đình đốn trong khi đất nước đang trải qua một cơn tan vỡ của bong bóng bất động sản và quan trọng hơn cả là bản báo cáo thành tích cuối năm của các địa phương sẽ thiếu câu “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

Nhưng có một thực tế là trong nhiều trường hợp, những mệnh lệnh hành chính lại có ý nghĩa quyết định trong việc xử lý các vấn đề xã hội.

Gần 4 tháng dịch bệnh hoành hành, thông tin đến với người dân nhỏ giọt, người có số liệu không dám nói, người có trách nhiệm bỏ qua không biết là do cố tình hay do thiếu hiểu biết?!

Chỉ có người có lương tâm là đau xót, nhưng cũng không thể trực tiếp phát ngôn mà chỉ có thể thông qua mạng xã hội để nói lên nỗi đau và xót xa ấy.
Đau đớn và tuyệt vọng

Trong gần 120 nụ hoa đó, có bao nhiêu ông bố, bà mẹ nước mắt tuôn rơi, không phải chỉ vì nỗi đau ngày ngày chờ đợi, hi vọng và rồi tuyệt vọng vì những đứa con ra đi, mà còn vì dằn vặt, đau đớn vì thiếu thông tin nên việc chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho con lại trở thành mang con dâng hiến vào ổ dịch.

Dau 2

“Không phải vô cớ mà có bố mẹ đã nói ‘Cứu con tôi với Bộ Y tế ơi'”

Một lãnh đạo đầu ngành đã vô cảm nói “Tôi mà có con bị bệnh sẽ không dại cho vào Viện Nhi”.

Nếu không có chuyến công tác lúc chiều muộn của PTT Vũ Đức Đam thì trong 5 ngày vừa qua liệu các số liệu có được công bố, các bố mẹ có con nhỏ mới có được thông tin để tránh đường Đê La Thành như tránh tà.. hay sẽ lại bài ca thành tích của ngành y tế và các phụ huynh lại tràn đầy niềm tin vào bệnh viện đầu ngành Nhi để rồi hối tiếc “giá như”.

Không phải vô cớ mà có bố mẹ đã nói “Cứu con tôi với Bộ Y tế ơi”, bởi vì chỉ có đèn xanh từ ngành y tế, báo chí mới có thể tham gia vào, cảnh báo tăng lên, giảm đi những nguy cơ quá tải, lây nhiễm chéo, chính phủ cũng có hành động, quan tâm đúng mực đến mầm non tương lai của đất nước.

Số lượng bênh nhi nhập viện giảm không có nghĩa dịch đã đi qua mà do các xã hội đã có những phản ứng với thông tin về dịch sởi, các bố mẹ đã ý thức được nguy hiểm tiềm ẩn trong không khí vô hại để tự cách ly và đảm bảo môi trường cho con em mình, hi vọng những phản ứng này sẽ góp phần đưa dịch đi đến thoái trào.

Nhưng giá như những thông tin này đến sớm hơn có lẽ sẽ nhiều nụ hoa không bị úa tàn hơn.

Tin rằng dịch bệnh thì sẽ qua đi, nhưng nỗi đau của gần 120 đại gia đình và những người thân quen sẽ ở lại, cùng với đó là sự mất niềm tin vào chính quyền vào những báo cáo, thông số, những “công bộc của dân”.

Hình ảnh Thủ tướng Hàn Quốc ngay lập tức có mặt tại bến tàu nơi phà chìm mà không được tung hô chào đón, thậm chí còn phải chật vật chống lại những chai nước từ phía gia đình của người mất tích mới thấy ý nghĩa của “dân chủ”, giá trị của hai chữ “công bộc”.

Vị trí không phải là quyền lực tuyệt đối và mãi mãi, nó phải là đam mê, sự thể hiện khả năng và mong muốn được cống hiến xây dựng đất nước, bất cứ khi nào một trong những yếu tố trên bị suy giảm thì cũng đến lúc nên thay thế để đảm bảo sự ổn định và phát triển của nước nhà.

Khi mà ung nhọt đã được tìm thấy, sẽ không là quá muộn để các nhà lãnh đạo cao nhất thể hiện sự cương quyết trong kiện toàn bộ máy, và thể hiện sự tương tác với dân, để chứng tỏ nhà nước này thực sự là “của dân, do dân và vì dân”.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Tạ Thị Thu Hương từ Hà Nội.

………………………………

 

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Paid Links