Cách Đi Làm Ở US

   Hôm nay mình muốn chia sẻ kinh nghiệm về cách đi làm ở hãng xưởng trong nước Mỹ cho những người mới qua hoặc những em trẻ mới ra trường được công việc đầu tiên. Mình đã đi múc kem, làm assembler, technicians, làm chủ hãng, làm kỹ sư, đã bị đuổi việc một lần, và không bao giờ bị đuổi lần thứ hai, mình đã hiểu guồng máy chạy của hãng xưởng như thế nào. Nên đọc cho kỹ và hiểu để đời sống làm công không bị trôi dạt từ nơi này qua nơi khác, gia đình sẽ không được ổn định và thiếu thốn.

  Đi làm ở hãng xưởng hoặc bất cứ một cơ sở kinh doanh nào trên đất Mỹ mình phải hiểu những yếu tố quan trọng để được một công việc tốt, xứng đáng với con người mình từ tính tình cho tới công việc.

  Con người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng có những tính xấu cần phải bỏ để đi làm một cách hòa đồng và ích lợi cho hãng, đó là những tính như dèm pha, chê người, láu cá vặt, không chấp nhận cấp bực, ta đây, phải hiểu những chữ này một cách rõ ràng, jealousy, arrogant, conceited, humble, dishonest, petty, narrow-minded, fraudulant, articulate, respect, teamwork, think outside the box, integrity, get along, utlimatum, expendable, burning bridges, promotion, demotion, agilent…

1. Luật đầu tiên: everyone is expendable, nghĩa là ai cũng có thể mất việc, dù giỏi cỡ nào, dù hãng cần cỡ nào. Cái việc đầu tiên, mình làm quá giỏi, lẹ hơn và tốt hơn những người cùng làm với mình và nghĩ mình là nhất, kiêu  căng, chê bai người này, dèm pha người kia, hãng không có mình hãng sẽ chết, mình không biết teamwork là gì, coi trời bằng vung, một ngày đẹp trời, hãng xuống, mình là người giỏi nhất và là người duy nhất bị đuổi, thằng boss thích mình nhưng vẫn phải làm theo chỉ định của bậc trên, và mình là người không ai thích.

2. “không ai thích”, cái này đem tới vấn đề thứ hai, con người mình phải HUMBLE, hòa đồng với tất cả mọi người làm chung, phải respect mọi người, mỗi người mỗi việc, người lười, người chậm tiêu, người cẩu thả, làm hư, trốn tránh trách nhiệm, nó là chuyện của người ta, của boss mình, không dính gì tới mình. Con người mình vui vẻ, làm ăn kỹ lưỡng, tận tâm, hòa đồng với mọi người và không có ý kiến xấu về ai thì ai cũng thích mình thì sẽ thoát được cái “không ai thích”. Đi làm phải có teamwork, nghĩa là giúp đỡ lẫn nhau để đạt được mục tiêu chính, thành công cho mình, cho người cùng team và hãng. There is no “I” in team, không phải chỉ mình và mình mà thôi. Không bao giờ nói thằng boss mình không giỏi, nó không giỏi nó đã không làm boss, cái quan trọng là mình phải có good relationship (liên hệ tốt) với boss của mình, không thích nó thì xin đi qua department khác hoặc đổi việc, mỗi người có một việc khác nhau, không phải nó không biết về công việc mình làm là nó dở, công việc của nó là làm sao cho mọi người làm cho nó thành công.

3. Phải theo luật của hãng, không làm bậy, không gian, không chối, không bực mình (get offensive) khi nó nghĩ sai về mình, luôn luôn phải coi vấn đề coi phần lỗi ở ai trước khi đổ tội cho người khác hoặc chối liền không phải lỗi mình. “yes, I might make a mistake, let’s look at the problem to see how we can fix it”, boss thường thường khôn cần biết lỗi ai, nó chỉ muốn sửa lỗi và làm cho đúng thôi, có chối nó cũng sẽ biết lỗi mình hay lỗi người khác. Con người VN ở một đất nước luôn luôn bị vu oan nên tính sợ sệt, lúc nào cũng chối trước, rất đáng buồn. Tất cả mọi thứ trong hãng là của hãng, không ăn cắp, không lấy về nhà, dù từ đồ nhỏ tới đồ lớn, từ vật liệu cho tới software. Muốn gì thì hỏi boss của mình, muốn đem họa đồ (schematic) của hãng về để tối đọc thêm, hỏi boss, nó cho mới được đem về. Cái tính cẩu thả, muốn gì làm nấy, không theo thứ tự, luật lệ, khi bị bắt là một điểm rất xấu, khó sửa, không ai tin mình nữa cái này gọi là dishonesty.

 4. Recognition: Ai đi làm cũng muốn được tăng lương, được làm việc tốt hơn, thì mình phải shine, phải trội hơn mọi người làm chung, boss phải nhìn thấy. Theo mình hiểu thì mỗi năm, boss được budget là bao nhiêu tiền lên lương cho người làm, người nào làm giỏi thì được nhiều, làm không giỏi thì ít, mình muốn là người được nhiều nhất trong đám. Khi con người mình đi làm ai cũng thích, team player, giúp tất cả mọi người, mọi group khác nhau thì sẽ có sự feed back của những boss của group khác cho boss mình biết thì mình sẽ shine. Khi mình muốn tiến xa hơn trong hãng, thì mình phải hỏi boss mình mỗi năm khi review, phải cho boss biết mình muốn gì trong tương lai, và cần gì để làm được cái công việc mới, nhiều trách nhiệm hơn, thì nhiều tiền hơn. Không bao giờ tháu cáy boss, cho nó cái “ultimatum”, cho tôi hoặc tôi đi, đa số là mình phải đi vì không boss nào thích bị bắt chẹt cả. Nói chuyện, trình bày một cách humble, sincere, boss sẽ hiểu và sẽ giúp mình đạt được những gì mình muốn vì mình đang shine trong hãng. Người làm assembler giỏi sẽ được lên làm inspector, từ inspector sẽ lên technician, từ technician sẽ lên engineer, từ engineer sẽ lên lead hoặc staff engineer, đường đi sẽ không chông gai nếu con người mình tốt. Không hãng nào muốn mất một employee tốt, cả hãng thích và làm đâu rao đó. Mình đã làm hãng này 21 năm rồi, khi mình đã làm cho mình một cái tiếng tăm tốt, sẽ ở cả đời, và những hãng khác cũng biết và rủ mình đi qua. Thì từ đây mình sẽ lựa chọn coi đời sống mình muốn như thế nào, gia đình hay tiền bạc.

  Mình đã đi làm, đã mất việc một lần và chỉ một mà thôi vì con người mình đã xấu, tại sao mình cứ nhắc tới nhắc lui là phải đổi tính để có những tính tốt, tính tốt bao giời cũng thắng, đó là luật của vũ trụ, không chỉ ở Mỹ, nhưng ở Mỹ nó nhìn thấy rõ hơn. Mình mong bài viết này giúp được nhiều em trẻ, nhiều người mới qua, chân ướt chân ráo như mình đã từng trải qua. Đời sống rất đẹp ở Mỹ nếu con người mình tốt, hiểu sâu, nghĩ xa, nó dính tới cất cả mọi việc trong đời sống không chỉ đi làm hãng xưởng. Chúc mọi người thành công để có một cuộc sống sung túc và hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *